Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

Nhìn lại những mâm cơm nhà đẹp hết hồn trong 3 tuần #stayhome, xem xong chỉ muốn chạy về nhà nấu cơm liền!

Sẽ luôn có những cơ hội xuất hiện trong nghịch cảnh, có những mặt sáng khi bóng tối đổ lên từng đường ngang ngõ hẹp. Và cuộc sống quẩn quanh 4 bức tường tưởng như tẻ nhạt nhưng lại có nhiều điều thú vị hơn chúng ta vẫn nghĩ. Không khó để nhận ra, hơn 21 ngày vừa qua có rất nhiều hình ảnh đặc biệt được chia sẻ trên các trang MXH và được dân tình “thả tim" rần rần. Nó không phải là cốc cafe từ một quán sang chảnh hay những chuyến du lịch xa hoa nhiều góc sống ảo, nó đến từ những món ăn nhà nấu, những bữa cơm gia đình quây quần hay những khoảnh khắc cả nhà bên nhau.

Nếu trước đây, người ra thấy “chán cơm thèm phở" theo đúng nghĩa đen hoặc số khác quá bận rộn với công việc mà ăn uống qua loa, thì nay cơm nhà “lên ngôi" và chúng ta bắt đầu nhận ra những điều thú vị, đáng yêu khi được xắn tay áo vào bếp phụ mẹ hay tự làm bếp trưởng và cho ra loạt tác phẩm mĩ mãn, ngon từ mắt đến miệng.

    Cơm nhà sum vầy

Không còn mâm cơm vắng hơn nửa thành viên vì chồng đi nhậu với các sếp, hay cậu con trai phải ăn vội ăn vàng trước cho kịp ca học tối. Trong những ngày qua giãn cách xã hội vừa qua, mâm cơm nhà đông đủ, đầy ắp tiếng cười. Cũng không còn cảnh mình mẹ cặm cụi làm bếp chuẩn bị cơm nước và ngàn việc không tên. Giờ đây mẹ đã có nhiều hơn một "cộng sự" cùng gánh vác: cậu con trai tuy hơi vụng nhưng vẫn phụ mẹ rửa bát, cô con gái lớn thì cũng xén tay áo nhặt rau. Mấy khi mà nhà mình lại đông vui vậy. Công thức hạnh phúc chưa bao giờ đơn giản hơn thế: mẹ vào bếp trổ tài, mấy bố con vừa thưởng thức vừa dành cho mẹ những lời có cánh.

Nhìn lại những mâm cơm nhà đẹp hết hồn trong 3 tuần #stayhome, xem xong chỉ muốn chạy về nhà nấu cơm liền! - Ảnh 1.

    Cơm nhà bừng vị

Trước đây, ăn uống vội dịch thuật vàng chẳng kịp thưởng thức hương vị, ăn xong thì uống vội cốc nước lọc gọi là sục miệng cho nhanh chóng rồi lại cắm đầu vào núi công việc kẻo trễ deadline. Thì nay cuộc sống trở nên chậm hơn, bình yên hơn, không còn quay cuồng hối hả, ai nấy đều có nhiều thời gian cho bản thân. Những bữa cơm theo đó cũng chất lượng hơn, đủ đầy hơn. Nào món rau, món canh, món mặn… lại còn có cả 7UP vị chanh thanh mát đi kèm, chưa bao giờ các món ăn lại ngon và bừng vị đến thế. Với vị chanh tự nhiên cực thanh mát, 7UP giúp cơm nhà bừng vị hơn, sảng khoái hơn. Có người đùa rằng chỉ cần có 7UP vào là ăn như không thể có ngày mai vậy, cái bụng không đáy là có thiệt luôn!

    Cơm nhà truyền cảm hứng

Không chỉ là một hoạt động diễn ra thường ngày, nấu nướng còn trở thành một “thú vui” tao nhã không kém gì ăn bánh, uống trà. Ngay cả những cô nàng, anh chàng vốn được mệnh danh là “thánh ăn hàng" thì nay cũng đã xắn tay vô bếp. Và ơ kìa, loạt tác phẩm mỹ mãn, đặc sắc ra đời, chỉ cần nhìn hình thôi là cũng đủ suýt xoa, chỉ muốn chạy về nhà nấu cơm liền!

Đồng hành cùng với chương trình “Tôi ở nhà, bạn cũng thế”, 7UP hân hạnh đem tới những bữa ăn tại nhà 7UP chanh thanh mát để món ngon bừng vị, biến những khoảnh khắc quen thuộc bên gia đình được trân trọng và ấm cúng hơn. Việc của bạn là chuẩn bị và thưởng thức những mâm cơm thật ngon bên những người thân yêu, việc của 7UP là đem đến cho mọi người những trải nghiệm tuyệt vời nhất với vị chanh tự nhiên cực thanh mát để cùng cả nước chống dịch COVID.

Nhìn lại những mâm cơm nhà đẹp hết hồn trong 3 tuần #stayhome, xem xong chỉ muốn chạy về nhà nấu cơm liền! - Ảnh 8.

Tỷ phú "bạo chi" ngang bầu Đức và cánh tay lớn nâng tầm bóng đá Việt

Trong làng bóng đá Việt Nam , nhiều năm qua tồn tại 2 ông bầu rất được trọng vọng vì những cống hiến không ngừng nghỉ. Đấy chính là bầu Đức và bầu Hiển. Trong khi bầu Đức thường xuyên gây ồn ào trước truyền thông thì số lần trả lời báo chí của bầu Hiển chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Song, dù cố gắng làm "chìm" mình xuống bằng cách ít xuất hiện thì bầu Hiển vẫn rất nổi. Bởi lẽ so với bầu Đức, ông không kém chút nào về độ "bạo tay" tiêu tiền cho bóng đá . Và về mặt công lao, ông cũng có những đóng góp cực kì ấn tượng.

"LÒ" ĐÀO TẠO HÀ NỘI

Mùa 2019, Hà Nội FC vô địch V.League với 17/28 cầu thủ được gắn mác tự đào tạo. Ở Hà Nội FC, người ta không thấy một trung tâm, hay Học viện bóng đá rõ ràng như HAGL, Viettel hay PVF.

Thay vào đó, Hà Nội FC lấy nguồn cầu thủ trẻ từ lò Gia Lâm (thuộc hệ thống đào tạo bóng đá trẻ của Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT Hà Nội) và Trung tâm bóng đá T&T VSH tại Cửa Lò, Nghệ An. Tất cả đều có bóng dáng bầu Hiển đứng phía sau.

Không nổi đình nổi đám nhưng chất lượng đào tạo trẻ của Hà Nội FC đang được đánh giá rất cao. Bằng chứng là những tài năng sáng giá bậc nhất bây giờ, như Quang Hải, Duy Mạnh, Văn Hậu, Đức Huy... đều do lò Hà Nội vun đắp thành tài.

Tỷ phú bạo chi ngang bầu Đức và cánh tay lớn nâng tầm bóng đá Việt - Ảnh 1.

NGÔI Á QUÂN CHÂU LỤC, CHỨC VÔ ĐỊCH SEA GAMES VÀ AFF CUP

Nếu phải chỉ là một thế lực góp công lớn nhất trong thành công của HLV Park Hang-seo tại Việt Nam thì đó phải là Hà Nội FC. Trong các đợt tập trung của thầy Park, Hà Nội FC luôn đóng góp nhân số nhiều bậc nhất và đa phần đều đá chính. Những Duy Mạnh, Đình Trọng, Văn Hậu, Quang Hải... đều là dịch thuật những cái tên rất khó thay thế với HLV Park Hang-seo.

Dĩ nhiên, sự tỏa sáng của các cầu thủ đa phần là nhờ chính họ. Nhưng nếu không có ông bầu Đỗ Quang Hiển đứng sau, tạo môi trường rèn luyện khi họ còn trẻ và môi trường sinh hoạt, thi đấu khi họ trưởng thành, sẽ không có những Quang Hải, Duy Mạnh của ngày hôm nay.

Tỷ phú bạo chi ngang bầu Đức và cánh tay lớn nâng tầm bóng đá Việt - Ảnh 2.

ĐẾ CHẾ HÀ NỘI FC VÀ TRANH CÃI "MỘT ÔNG CHỦ NHIỀU ĐỘI BÓNG"

Mùa 2019, Hà Nội FC suýt chút nữa giành được tấm vé dự trận Chung kết cuối cùng của AFC Cup. Việc các CLB trong nước chơi tốt tại giải châu lục hay không mang ý nghĩa rất quan trọng. Vì nó là một phần trong phép đo xem nền bóng đá ấy có phát triển hay không.

Nhiều năm qua, các CLB Việt Nam không có thành tích tốt ở giải châu Á và khiến V.League bị xem nhẹ đi nhiều. Vì thế, những chiến tích của Hà Nội FC như năm 2019 là vô cùng đáng khích lệ.

Trong bối cảnh nhiều ông bầu không còn đầu tư mạnh vào V.League, việc bầu Hiển vẫn dồn sức để tạo nên đế chế Hà Nội FC rất quan trọng. Sẽ thế nào nếu một giải đấu không tìm được ít nhất một CLB biểu tượng, một CLB có đủ sức mạnh để chinh chiến nơi xa?

Tỷ phú bạo chi ngang bầu Đức và cánh tay lớn nâng tầm bóng đá Việt - Ảnh 3.

Những TP.HCM, Than Quảng Ninh thay mặt bóng đá Việt Nam đi dự AFC Cup năm nay. Họ cũng là các tập thể mạnh, nhưng rõ ràng chưa thể mang tính biểu tượng cho giải đấu giống Hà Nội FC hiện tại, hay là Bình Dương, HAGL trong quá khứ.

Một vấn đề khác liên quan tới bầu Hiển là tranh cãi "một ông chủ nhiều đội bóng". Bầu Hiển được cho là đứng sau tài trợ nhiều CLB khác ngoài Hà Nội FC và từ đó, có chi phối cùng lúc nhiều CLB tại V.League. Chưa kể chuyện bầu Hiển có thật sự thao túng các CLB hay không, nhưng việc này tạo ra đồn thổi không hay và khiến nhiều CLB lung lay niềm tin vào sự công bằng của V.League.

Nhưng nhìn ở một khía cạnh khác, người ta đặt ra câu hỏi, nếu không có bầu Hiển tài trợ, liệu những CLB kia có thể tiếp tục tồn tại, tiếp tục thi đấu ở V.League hay sẽ giải thể giống nhiều CLB khác? Những tranh cãi vẫn chưa bao giờ dừng lại, nhưng có thể thấy, nhờ bầu Hiển mà nhiều CLB vẫn có thể sống được và tiếp tục cống hiến cho NHM.

MỜI MAN CITY ĐẾN VIỆT NAM

Năm 2015, NHM Việt Nam bất ngờ đón tin vui là Man City đến Việt Nam thi đấu giao hữu. Sự kiện này nhanh chóng thu hút NHM bởi lẽ The Citizens đang sở hữu những siêu sao sáng bậc nhất của thế giới, là thế lực cực mạnh ở Premier League.

Khi đó, bầu Hiển được cho là đã tốn 1 triệu bảng (quy đổi thời đó là khoảng 34 tỷ đồng) để nhận được cái gật đầu của đối tác. Sau sự kiện này, ông cũng chia sẻ tương lai có thể còn mời nhiều CLB danh tiếng khác, như Barcelona.

Tỷ phú bạo chi ngang bầu Đức và cánh tay lớn nâng tầm bóng đá Việt - Ảnh 4.

Tất nhiên, vụ mời Man City đến Việt Nam của bầu Hiển chưa thật sự trọn vẹn. Vì còn những điều tiếng đồn thổi CLB Anh thiếu thiện cảm, dẫn tới phản ứng tiêu cực của fan Việt Nam. Hay chuyện đọc diễn văn quá lâu, khiến cầu thủ Việt Nam lẫn Man City phải đứng dưới sân gần 15 phút cũng lên mặt báo quốc tế...

Chia sẻ với Thanh Niên về những áp lực thời gian đó, bầu Hiển từng phải thốt lên đầy mệt mỏi: "Tôi nghĩ Việt Nam không ít doanh nghiệp tâm huyết, đủ khả năng mang những CLB nổi tiếng sang du đấu ở ta, nhưng chúng ta vẫn còn quá nhiều rào cản. Dư luận chưa chia sẻ, truyền thông vẫn chưa thấu hiểu nỗ lực của chúng tôi. VFF dù cố gắng nhưng vai trò chủ đạo vẫn còn chưa rõ nét. Công tác đón tiếp, các hoạt động xã hội chưa phối hợp chặt chẽ.

Thú thực, nếu không nghĩ đến cái chung của nền bóng đá, đến khán giả yêu mến  bóng đá Anh , có lẽ tôi đã không đủ nhiệt huyết để mời gọi Man City sang. Tôi không phủ nhận thương vụ này làm tôi rất mệt mỏi vì thiếu sự chia sẻ" .

NHỮNG CƠN MƯA TIỀN "THƯỞNG NÓNG" ĐỂ KÍCH THÍCH TINH THẦN CẦU THỦ

Thật khó thống kê bầu Hiển đã thưởng nóng các CLB, các cấp ĐTQG Việt Nam bao hiêu tiền. Ví dụ khi Việt Nam thắng Malaysia 2-0 ở vòng bảng AFF Cup 2018, bầu Hiển đã thưởng nóng 500 triệu đồng.

Hay khi U22 Việt Nam vô địch SEA Games 2019, bầu Hiển đã thưởng ngay 2 tỷ đồng. Với tuyển nữ - những người cũng vô địch SEA Games 2019, bầu Hiển thưởng số tiền tương tự, 2 tỷ đồng.

Một chi tiết quan trọng về SEA Games là bầu Hiển đã kiên quyết đàm phán với Heerenveen, phải chấp nhận nhả Văn Hậu về đá Đại hội thể thao ĐNÁ thì mới đồng ý cho mượn sang Hà Lan.

So với bầu Đức, những cống hiến của bầu Hiển chẳng hề kém chút nào dù có phần âm thầm hơn. Bóng đá Việt Nam may mắn khi có những ông bầu đầy tâm huyết như thế. Nếu chúng ta có thêm những bầu Đức, bầu Hiển thì bóng đá Việt Nam sẽ ngày càng hùng mạnh.

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020

SARS-CoV-2 chịu nhiệt độ…trên 90 độ C

Giáo sư Remi Charrel cùng các cộng sự ở Đại học Aix-Marseille, miền Nam nước Pháp (AMU) vừa tiến hành nghiên cứu, đưa các mẫu SARS-CoV-2 vào môi trường có nhiệt độ lên tới 60 độ C (140 độ F) trong vòng 1 giờ thấy nhiều virus vẫn có thể nhân bản. Các nhà khoa học đã cấy chủng virus cô lập được từ một bệnh nhân ở Berlin (Đức) vào tế bào thận của khỉ mông xanh châu Phi. Các tế bào này sau đó được đưa vào 2 ống đại diện cho 2 môi trường, gồm môi trường “sạch” và môi trường “bẩn” có chứa các dịch thuật tế bào động vật mô phỏng tình trạng ô nhiễm sinh học qua các mẫu xét nghiệm thực tế. Sau khi gia nhiệt, các chủng virus trong môi trường sạch ngừng hoạt động hoàn toàn, trong khi đó một số chủng virus trong môi trường bẩn vẫn sống.

SARS-CoV-2 chịu nhiệt độ…trên 90 độ C - Ảnh 1.

SARS-CoV-2 có thể chịu nhiệt độ tới… trên 90 độ C.

Phương pháp gia nhiệt nóng tới 60 độ C dài 1 giờ đồng hồ từng được nhiều phòng thí nghiệm áp dụng để loại bỏ nhiều virus chết người, kể cả Ebola. Nhưng đối với SARS-CoV-2, mức nhiệt này chỉ đủ tiêu diệt chúng trong các mẫu ít virus, chưa đủ để kiểm soát các mẫu có lượng virus cao. Thậm chí tăng nhiệt độ lên 92 độ C (trên 197 độ F), duy trì trong vòng 15 phút mới có thể tiêu diệt virus hoàn toàn. Tuy nhiên, mức nhiệt cao như vậy có thể phá hủy cấu trúc RNA của virus và làm giảm độ nhạy xét nghiệm. Vì lý do này, nhóm đề tài đề xuất sử dụng hóa chất thay vì nhiệt độ cao để diệt virus và đảm bảo an toàn cho con người trong phòng thí nghiệm cũng như hiệu quả tìm kiếm virus.

Đánh giá về phát hiện trên, xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều. Ví dụ các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng, thực tế còn phức tạp hơn nhiều bởi có không ít yếu tố con người chưa hiểu hết về SARS-CoV-2, như nhiệt độ môi trường, hay biện pháp giảm nhẹ và năng lực xét nghiệm của các quốc gia. Tuy nhiên nghiên cứu trên cũng cung cấp nhiều thông tin hữu ích để con người phòng chống, do vậy, gần đây có không ít nghiên cứu cho rằng COVID-19 sẽ tiếp tục lây lan trong mùa hè sắp tới.

Trấn Thành lần đầu trổ tài nấu ăn phụ vợ, nhìn thành quả đã hiểu lý do vì sao Hari Won muốn "đuổi" ra khỏi nhà!

Những ngày qua, hưởng ứng thông điệp ở nhà vì cộng đồng nên các nghệ sĩ đều dừng mọi hoạt động nghệ thuật và dành thời gian để tìm niềm vui riêng tại gia. Ngoài quay clip mua vui, làm vườn thì nhiều người còn trổ tài nấu ăn, với đủ mọi thực đơn đa dạng. Trong đó mới đây nhất,  Trấn Thành  cũng chính thức vào bếp khoe tài nấu nướng, chứng minh là ông chồng kiểu mẫu Vbiz. 

Chia sẻ thành quả là 4 món ăn khác nhau lên trang cá nhân, nam MC lập tức làm khán giả dở khóc dở cười vì chưa rõ mùi vị thế nào nhưng nhìn cách bày trí đã... không biết nhận xét thế nào. Trông thì cũng ngon đấy, nhưng không được đẹp mắt cho lắm. Đáng nói là Trấn Thành làm đủ món đa dạng, chỉ sợ vợ không được vỗ béo hay sao.  Mặc dù trước đây, Trấn Thành cũng vài lần vào bếp nấu ăn cho bà xã nhưng đa số đều là những món đơn giản như dịch thuật mì, cơm chiên... Vì vậy với tài nghệ như hiện tại, không biết rằng Hari Won sẽ phản ứng như thế nào nhỉ? Hay vẫn muốn "đuổi" chồng ra khỏi nhà vì ăn nhiều món quá, tăng cân vùn vụt?

Trấn Thành lần đầu trổ tài nấu ăn phụ vợ, nhìn thành quả đã hiểu lý do vì sao Hari Won muốn đuổi ra khỏi nhà! - Ảnh 2.
Trấn Thành lần đầu trổ tài nấu ăn phụ vợ, nhìn thành quả đã hiểu lý do vì sao Hari Won muốn đuổi ra khỏi nhà! - Ảnh 3.

Trấn Thành tự hào chia sẻ thành quả nấu ăn của mình tại nhà. Nam MC khẳng định đây cũng là lần đầu tiên anh nấu mà chỉn chu đến vậy. Nhìn các món không được đẹp cho lắm nhưng cũng hấp dẫn lắm.

Trấn Thành lần đầu trổ tài nấu ăn phụ vợ, nhìn thành quả đã hiểu lý do vì sao Hari Won muốn đuổi ra khỏi nhà! - Ảnh 5.

Không thể phủ nhận độ đảm đang của Trấn Thành khi ở nhà mùa dịch nhưng với thành quả nấu nướng hiện tại, không biết Hari Won sẽ phản ứng ra sao.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là đại diện Việt Nam duy nhất lọt 'bảng vàng' Forbes về đóng góp chống Covid-19

Theo thông tin từ Forbes, tại khu vực châu Á, giới tỷ phú như Jack Ma, Masayoshi Son,… đã có nhiều hoạt động để ủng hộ cuộc chiến chống Covid-19, từ quyên góp tiền, tăng cường sản xuất thiết bị y tế cho đến tham gia sản xuất vaccine.

Tại Việt Nam, tỷ phú Phạm Nhật Vượng của tập đoàn Vingroup đang là cá nhân duy nhất được vinh danh trong cùng bảng vàng với những tỷ phú nói trên.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là đại diện Việt Nam duy nhất lọt bảng vàng Forbes về đóng góp chống Covid-19 - Ảnh 1.

Hãng tin của Mỹ đã liệt kê những đóng góp của ông và tập đoàn Vingroup trong cuộc chiến đẩy lùi dịch Covid-19 tại Việt Nam. Trong tháng 4 này, Vingroup là đơn vị đi tiên phong trong hoạt động sản xuất máy thở xâm nhập nhãn hiệu PB560 đồng thời bắt tay vào nghiên cứu máy thở không xâm nhập dựa theo thiết kế do trường Đại học MIT (Mỹ) chia sẻ cho cộng đồng.

Lợi thế của Vingroup là sở hữu 2 công ty con chuyên sản xuất ô tô VinFast và sản xuất thiết bị điện tử VinSmart. Từ đó, tập đoàn này có thể chế tạo đồng thời cả các chi tiết lớn, các chi tiết cơ khí và các chi tiết khó và hiếm hàng tại thời điểm này như các bo mạch điện tử.

Các nhà máy của VinFast và VinSmart có thể đạt công suất 10.000 máy thở mỗi tháng. Trước mắt, Vingroup sẽ tặng Bộ Y tế 5.000 máy thở không xâm nhập để kịp thời phục vụ chống dịch.

Ngoài hoạt động liên quan đến sản xuất máy thở, Forbes cho biết trước đó Vingroup đã cam kết tài trợ 4,3 triệu USD cho các thiết bị y tế và xét nghiệm thông qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng như ủng hộ cho hoạt động nghiên cứu sản xuất vaccine.

Ngoài ra, Vincom, công ty bán lẻ trong hệ thống Vingroup, cũng phân bổ khoảng 13 triệu USD để hỗ trợ những người thuê nhà bị ảnh hưởng bởi Covid-19.

Theo thống kê của Forbes, tính đến ngày 16/4/2020, tổng giá trị tài sản ròng của ông Phạm Nhật Vượng đạt 6 tỷ USD.

Được biết, trong "bảng vàng" tôn vinh những nhân vật, doanh nghiệp tiêu biểu đóng góp vào công cuộc chống dịch viêm phổi cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra tại khu vực châu Á, ngoài tỷ phú Phạm Nhật Vượng, nhiều tên tuổi lãnh đạo tầm cỡ của các quốc gia khác cũng xuất hiện như Jack Ma của Alibaba, Robin Li của Baidu, Chung Mong-koo của Hyundai, hay Ma Hueteng của Tencent...

Trên bình diện thế giới, 3 nhân vật đang đóng góp nhiều nhất cho cuộc chiến chống Covid-19 tính đến ngày 16/4 là đồng sáng lập, CEO trang mạng Twitter - Jack Dorsey (khoảng 1 tỷ USD), ông "vua phần mềm" của Ấn Độ, chủ tịch Tập đoàn Wipro Limited - Azim Hashim Premji (132 triệu USD) và tỷ phú Bill Gates (105 triệu USD).

Vợ chồng Bill Gates đã tích trữ thực phẩm dịch thuật trong tầng hầm từ nhiều năm trước, vì đoán biết đại dịch như Covid-19 kiểu gì cũng xảy ra

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19
Tăng trưởng 260% từ đầu năm 2020, vững vàng ở vị trí Top 3 thị trường giữa lúc đại dịch Covid-19 gây sóng gió cho nền kinh tế toàn thế giới - những bước tiến thần tốc đó của điện thoại thương hiệu Việt - Vsmart - đang là động lực để các doanh nghiệp cùng vượt qua thách thức...
Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 1.
Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 2.

Dịch Covid-19 đang tô những mảng xám lên bức tranh kinh tế toàn cầu. Từ các lĩnh vực sản xuất kinh doanh cho tới mọi mặt của đời sống xã hội đều không nằm ngoài sự càn quét của "cơn lốc xoáy" Covid-19. Thế nhưng, giữa bức tranh trầm lắng ấy, thị trường lại ghi nhận điểm sáng hiếm hoi đến từ ngành chưa bao giờ là thế mạnh của Việt Nam trước đây – ngành sản xuất điện thoại thông minh.

Theo công bố mới nhất của hãng nghiên cứu thị trường GfK, điện thoại Vsmart vừa xác lập kỳ tích chưa từng có khi chính thức đạt cột mốc 16,7% thị phần smartphone Việt Nam ở tuần cuối tháng 3/2020, tương ứng mức tăng trưởng 260% từ đầu năm 2020. Sự tăng trưởng thần kỳ của dòng điện thoại mang thương hiệu Việt Vsmart chỉ sau 15 tháng ra mắt sản phẩm khiến ngay cả những người trong nghề lâu năm cũng phải kinh ngạc.  

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 3.
Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 4.

Nhìn vào thống kê từ GfK, tháng 8/2019, Vsmart chỉ chiếm 1,4% thị phần lượng máy bán ra của ngành hàng smartphone tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ 6 tháng sau, Vsmart đã bứt phá như một vận động viên chạy nước rút đầy quyết tâm, tăng trưởng đều đặn lên 2,1% trong tháng 9, tháng 10 - 2,3%, tháng 11 - 6%, tháng 12 - 6,6%, tháng 1/2020 - 7,7%, tháng 2 - 11,2% và xác lập đỉnh mới 16,7% tại tuần thứ tư tháng 3.

Đặc biệt hơn, từ tháng 2/2020, Vsmart lần đầu tiên vượt qua "cột mốc sinh tử" - 10% thị phần - để chiếm vị trí thứ 3 trên thị trường.

Nói 10% thị phần điện thoại Việt là "cột mốc sinh tử" bởi từ 2016 đến nay, chưa một hãng nào đứng thứ 3 thị phần có thể vươn lên mốc 2 con số, dù đó đều là những "cây đa cây đề" trong làng smartphone thế giới... Trong ngành sản xuất kinh doanh ĐTDĐ tại Việt Nam, đây là một cột mốc quan trọng, bởi thương hiệu nào lên được mốc này sẽ được coi là thuộc Top trên với những cuộc đua ở một đẳng cấp khác. Khi một hãng nào có dấu hiệu tách tốp - tiến dần đến 10% - đều gặp phải sự "phản công" gắt gao của đối thủ bằng nhiều hình thức giành thị trường khác nhau.

Tuy nhiên, cú bứt tốc ngoạn mục của Vsmart nhanh và mạnh mẽ tới độ không thể ngăn cản. Vsmart đã kết hợp giữa việc tung chương trình hỗ trợ khách hàng và chinh phục thị trường bằng chất lượng sản phẩm vượt trội. Các chuyên gia trong ngành nhận định, dù là một "tân binh", nhưng Vsmart đã chơi theo cách chơi đẳng cấp của một "ông lớn" và một vị trí tốp trên dành cho thương hiệu smartphone Việt là kết quả hoàn toàn xứng đáng.  

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 5.

Là hãng điện thoại Việt duy nhất hiện nay sở hữu nhà máy sản xuất hiện đại hàng đầu khu vực, không có gì ngạc nhiên khi Vsmart tạo ra cơn sốt ngay thời điểm trình làng 4 mẫu điện thoại đầu tiên. Tò mò được trải nghiệm, hồ hởi về dòng điện thoại Việt đúng nghĩa, có thể nói Vsmart đã thành công trước khi điện thoại đến tay người tiêu dùng.

Nhưng, để một hãng điện thoại thành công, chỉ bằng "tình yêu nước" của khách hàng liệu có đủ? Trước Vsmart, cũng không ít hãng điện thoại Việt ra đời với sự kỳ vọng rất lớn từ khách hàng nhưng đến giờ vẫn chưa hề có xếp hạng trên báo cáo của GfK. Nói vậy để thấy, thương hiệu Việt có thể là lợi thế ban đầu, song, để là công thức thành công thì không!  

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 6.

Vậy đâu là công thức thành công, ít nhất cho đến hiện tại của Vsmart? Những người am hiểu thị trường smartphone đều có chung nhận xét: đó là việc thực hiện xuyên suốt công thức đưa ra thị trường điện thoại có cấu hình vượt trội trong mọi phân khúc, với mức giá tốt "không tưởng". 

Là đơn vị phân phối nhiều điện thoại Vsmart nhất ra thị trường, ông Phùng Ngọc Tuyên - Giám đốc ngành hàng viễn thông di động tại Thế Giới Di Động nhắc lại câu những chuyện chiếc Vsmart Live và Joy 3 là những smartphone Việt đầu tiên "cháy hàng" - điều chưa bao giờ xảy ra, để thấy Vsmart ngay từ đầu đã đi vào thực chất như thế nào.

"Từ khi xuất hiện trên thị trường, điện thoại Vsmart đã chiếm ưu thế đặc biệt về giá", lãnh đạo Thế Giới Di Động cho hay.

Trong khi đó, vlogger nổi tiếng chuyên reviews các sản phẩm công nghệ Trần Xuân Vinh cho rằng, với việc tái định vị chiếc Vsmart Live hay "cơn sốt" Joy 3 với 12.000 máy được bán ra trong 14h đầu mở bán, đã cho thấy Vsmart không chỉ tung ra những "cú đấm thép" đẳng cấp để chiếm lĩnh thị trường, mà quan trọng hơn là đã mang những sản phẩm công nghệ cao đến với phần đông khách hàng một cách dễ dàng hơn.

Số liệu từ GfK ghi nhận, cứ 10 chiếc smartphone phân khúc dưới 2 triệu đồng bán ra thì có tới 7 chiếc là Vsmart. Việc Vsmart thúc đẩy gia tăng tỷ trọng điện thoại thông minh ở phân khúc phổ thông góp phần phổ cập công nghệ, nâng tầm trải nghiệm và cơ hội sở hữu sản phẩm chất lượng cao cho đông đảo người Việt. Nhìn từ góc độ kinh doanh, đây cũng là chiếc lược rất thông minh khi Vsmart thu hút lượng người dùng đông đảo chuyển từ feature phone (điện thoại cơ bản chỉ nghe gọi) lên smartphone.  

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 8.
Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 9.

Kì tích của Vsmart đạt được càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh kinh tế chao đảo bởi đại dịch Covid-19, khiến nhiều người gọi Vsmart như là biểu tượng của bản lĩnh doanh nghiệp Việt trong thời kì khó khăn.

Lý giải ở góc độ thị trường, nhiều chuyên gia đồng tình rằng, Vsmart đã tìm được những cơ hội trong bối cảnh khó khăn chung để bứt tốc. Bên cạnh đưa ra các sản phẩm với chất lượng và giá vượt trội, Vsmart còn tự tạo chuẩn mực mới trong việc chăm sóc khách hàng, coi người tiêu dùng là trung tâm của tất cả các sản phẩm dịch vụ.

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 10.

Chính vì thế, Vsmart là smartphone hiếm hoi vẫn có lượng tiêu thụ tốt khi thị trường đồng loạt sụt giảm. Nói như ông Nguyễn Đức Toàn - Giám đốc kinh doanh CellPhoneS, Vsmart vừa là nguồn lực hỗ trợ các nhà bán lẻ trong việc duy trì doanh thu mùa dịch, vừa là nguồn động viên về tinh thần - ý chí vượt qua khó khăn.

Cột mốc vị trí thứ 3 trên thị trường của Vsmart không chỉ khẳng định vị thế mới của điện thoại thương hiệu  "Make in Vietnam" mà còn là là tín hiệu đáng tự hào khi Việt Nam có những sản phẩm cạnh tranh sòng phẳng với các hãng di động nổi tiếng trên thế giới. Với Vsmart, ước mơ về một nền công nghiệp tự chủ sản xuất thiết điện tử thông minh nói chung, điện thoại thông minh nói riêng đang dần trở thành hiện thực. Và trên tất cả, người tiêu dùng Việt Nam thực sự trở thành những người được hưởng lợi cuối cùng.  

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 11.
Trung Kiên
Hương Xuân
Theo Trí Thức Trẻ


Bình luận

Bloomberg: Việc Trung Quốc phát hành tiền điện tử có ý nghĩa như thế nào?

Mới đây, những hình ảnh được cho là tiền điện tử của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã được tờ SCMP đăng tải. Nguồn tin thân cận của tờ báo này cũng xác nhận hệ thống ngân hàng Trung Quốc đang thử nghiệm đồng tiền này trong nhiều tháng qua.

Bloomberg: Việc Trung Quốc phát hành tiền điện tử có ý nghĩa như thế nào? - Ảnh 1.

Bức ảnh cho thấy ứng dụng tiền điện tử của Trung Quốc có một số chức năng cơ bản tương tự các nền tảng thanh toán trực tuyến khác như Alipay của Alibaba và WeChat Pay của Tencent, cho phép người dùng thanh toán, nhận cũng như chuyển tiền. Chức năng "touch and touch" cho phép 2 người dùng chạm điện thoại của họ vào nhau để thực hiện giao dịch chuyển tiền.

Nếu đây là sự thật, Trung Quốc sẽ là cường quốc đầu tiên trên thế giới có ngân hàng trung ương chính thức phát hành tiền điện tử nhằm kiểm soát nền kinh tế cũng như thị trường tiền ảo đang diễn biến phức tạp.

Bloomberg: Việc Trung Quốc phát hành tiền điện tử có ý nghĩa như thế nào? - Ảnh 2.

Bên cạnh đó, nỗi lo lây lan dịch Covid-19 qua tiền mặt và các lệnh cách ly cũng thúc đẩy PBOC xem xét phát triển hệ thống thanh toán trực tuyến bao gồm tiền điện tử.

Việc phát hành tiền điện tử sẽ khiến Trung Quốc hạn chế các loại tiền số khác. Ngoài ra trái với những dạng tiền ảo như Bitcoin, tiền điện tử của PBOC nếu được phát hành sẽ ổn định hơn do neo vào đồng Nhân dân tệ.

Dẫu vậy, nhiều chuyên gia vẫn đặt nghi vấn về ảnh hưởng của tiền điện tử với các ngân hàng thương mại, các công ty có dịch vụ thanh toán trực tuyến như Ant Financial của Alibaba hay Tencent Holdings.

1. Kế hoạch phát hành tiền

Hiện chưa có một thông tin cụ thể nào về việc phát hành tiền số nhưng theo hãng tin Bloomberg cùng các tuyên bố của những quan chức PBOC, cá nhân và doanh nghiệp có thể tải một ví điện tử về smartphone của họ sau đó tùy ý sử dụng tiền điện tử tương ứng số tiền có trong ngân hàng thương mại. Họ có thể sử dụng tiền điện tử này với bất kỳ ai có ví điện tử.

2. Môi trường thanh toán trực tuyến

Trung Quốc đang là một trong những nước đi tiên phong về thanh toán trực tuyến, hay một xã hội không tiền mặt. Thậm chí những quán ăn nhỏ ven đường tại các thị trấn miền quê cũng ưa thích sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyến hơn tiền mặt.

Trong quý I/2019, các ứng dụng thanh toán trực tuyến của Trung Quốc đã giao dịch 59 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương 8,3 nghìn tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Khoảng 50% trong số đó thuộc về Ant Financial của Alibaba, 1/3 thuộc về Wechat của Tencent.

Trong khi đó, số liệu của PBOC cho thấy tổng giao dịch không tiền mặt năm 2018 của nước này đạt tới 3,8 triệu tỷ (Quadrillion) Nhân dân tệ.

Bloomberg: Việc Trung Quốc phát hành tiền điện tử có ý nghĩa như thế nào? - Ảnh 3.

Có thể nói xu thế xã hội không tiền mặt tại Trung Quốc là điều đang diễn ra phổ biến tại các nền kinh tế phát triển. Tại các nước phát triển như Thụy Điển, khảo sát của ngân hàng trung ương cho thấy chỉ có 13% số người dân thanh toán bằng tiền mặt, thấp hơn mức 39% của năm 2010.

3. Tại sao PBOC làm vậy?

Đầu tiên, Trung Quốc muốn thúc đẩy một xã hội không tiền mặt để có thể dễ dàng tra soát hoạt động rửa tiền cũng như các hành vi phạm pháp khác.

Tiếp đó, động thái phát hành tiền điện tử sớm có thể giúp Trung Quốc đối phó với khả năng bị áp đặt các tiêu chuẩn được thiết kế bởi bên khác nếu sử dụng những đồng tiền ảo như Bitcoin.

Ngoài ra, việc một số công ty như Facebook phát hành các loại tiền ảo như Libra đang thúc đẩy sức mạnh của đồng USD cùng như suy giảm khả năng kiểm soát hệ thống tài chính của Trung Quốc. Bởi vậy một đồng tiền điện tử chính thức do PBOC phát hành là điều hợp lý.

4. Có phải tiền ảo?

Theo Bloomberg, tiền điện tử do PBOC phát hành không phải tiền ảo. Thông thường những loại tiền ảo như Bitcoin không có sự kiểm soát của bất kỳ chính phủ hay tổ chức nào, hệ thống Blockchain sẽ xác nhận và tính toán các giao dịch. Hoạt động giao dịch tiền ảo thậm chí chẳng cần những bên trung gian như các ngân hàng trung ương để xác nhận.

Bởi vậy, tiền ảo thường biến động lớn về giá trị và chẳng mấy thích hợp trong các giao dịch hàng ngày. Thay vào đó, chúng được các băng đảng ưa thích sử dụng như hoạt động rửa tiền hoặc đầu cơ.

Đối với đồng Libra của Facebook, chúng cũng được coi là tiền ảo nhưng ổn định hơn do neo vào những đồng tiền mạnh như USD, Euro, Yên... dù vẫn được xử lý bằng Blockchain và không qua ngân hàng trung ương nào.

Hiện tại, PBOC vẫn chưa xác định đồng tiền điện tử mới có sử dụng Blockchain để xử lý giao dịch hay không.

Bloomberg: Việc Trung Quốc phát hành tiền điện tử có ý nghĩa như thế nào? - Ảnh 4.

  5. Tại sao không dùng tiền ảo hiện có?

Trung Quốc đã cấm tiền ảo cũng như việc gọi vốn bằng tiền ảo từ năm 2017 nhằm giữ ổn định cho hệ thống tài chính và đối phó với nạn tín dụng đen. Mặc dù tiền ảo vẫn được lén lút giao dịch ở Trung Quốc nhưng chúng bị kiểm soát chặt hơn.

Thêm nữa, tiền ảo hiện có trên thị trường Trung Quốc có thể dễ dàng chuyển ra nước ngoài mà không được kiểm soát, tạo nên sự mất ổn định và phá giá đồng Nhân dân tệ.

6. Blockchain

Trung Quốc vẫn đang cân nhắc việc có nên sử dụng Blockchain để quản lý giao dịch tiền điện tử hay không bởi nhiều chuyên gia dịch thuật lo lắng công nghệ này không đủ an toàn để xử lý khối lượng giao dịch trực tuyến vô cùng lớn tại đây.

Vào ngày lễ độc thân năm 2018, giao dịch trực tuyến tại Trung Quốc đạt đỉnh 92.771 hóa đơn thanh toán online mỗi giây, cao hơn rất nhiều so với khả năng xử lý của hệ thống Blockchain của Bitcoin.

7. Tính bảo mật

PBOC cho biết họ sẽ cân bằng giữa việc bảo vệ danh tính người dùng với nỗ lực đối phó các tội phạm về tài chính trong tiền điện tử. Hiện mọi người vẫn chưa rõ điều này có ý nghĩa gì nhưng PBOC nói rằng họ sẽ không tiết lộ hoàn toàn thông tin người sử dụng tiền điện tử với các ngân hàng.

Dẫu vậy, danh tính cá nhân sẽ bị gắn chặt với ví điện tử, qua đó giúp các cơ quan chức năng tra soát khi cần thiết.

8. Khi nào phát hành?

Theo Bloomberg, PBOC sẽ sớm phát hành tiền điện tử rộng rãi ra thị trường. Trên thực tế từ năm 2014, PBOC đã nghiên cứu kế hoạch tiền điện tử và tuyển dụng nhiều chuyên gia trong ngành để phát triển đề án này.

Bloomberg: Việc Trung Quốc phát hành tiền điện tử có ý nghĩa như thế nào? - Ảnh 5.

9. Người dân có sử dụng?

Rất khó để nói trước rằng liệu người Trung Quốc có sử dụng đồng tiền điện tử do PBOC phát hành hay không. Theo lý thuyết, ví điện tử để sử dụng đồng tiền điện tử của PBOC cũng chẳng khác gì các ví điện tử của Alipay hay Wechat. Trong khi đó, các ví điện tử hiện có của các công ty tư nhân còn bao gồm nhiều ứng dụng thú vị như mạng xã hội, thương mại điện tử, gọi xe taxi, đầu tư, vay tiền...

Chuyên gia Da Fonghei của Neo cho biết ông không thấy có bất cứ nguyên nhân gì để người dân chuyển từ ứng dụng thanh toán như Alipay sang ví điện tử của PBOC, trừ phi chính phủ bắt buộc.

10. Ngân hàng sẽ ảnh hưởng như thế nào?

Tiền điện tử chủ yếu sẽ chỉ ảnh hưởng đến thủ tục làm sổ sách của ngân hàng mà không tác động nhiều đến hoạt động kinh doanh. Tiền điện tử sẽ không được tính vào trong rổ tiền tiết kiệm tại ngân hàng bởi chúng thực chất là tiền đang được lưu thông chứ không phải tiền mà ngân hàng có thể sử dụng để cho vay.

Các ngân hàng thương mại cũng phải đặt cọc 100% lượng tiền dự trữ bắt buộc tại ngân hàng trung ương để sử dụng tiền điện tử của PBOC.

Ngoài ra, việc phát hành tiền điện tử sẽ khiến PBOC phải tăng cường công tác xử lý dữ liệu cũng như trả lời các thắc mắc do người dân mới sử dụng.

11. Ảnh hưởng kinh tế

Theo Bloomberg, ảnh hưởng của tiền điện tử đến nền kinh tế sẽ không diễn ra ngay. Mục đích chính của PBOC là thay thế tiền mặt bằng tiền điện tử nên chúng sẽ không ảnh hưởng đến lượng cung tiền cũng như nhiều chính sách tiền tệ khác.

Báo cáo của PBOC năm 2018 cho thấy nếu tiền điện tử được chấp nhận rộng rãi nhưng vì lý do khủng hoảng, người dân tiết kiệm tiền mặt nhiều hơn mà không gửi ngân hàng thì tình hình vẫn có thể kiểm soát được. Thậm chí, chính quyền Bắc Kinh có thể sử dụng tiền điện tử như một kênh phi truyền thống để điều tiết thị trường.

Ví dụ, chính phủ Trung Quốc có thể yêu cầu các ngân hàng xác định thông tin chi tiết về lãi suất, mục đích, đối tượng cho các khoản tín dụng bằng tiền điện tử, qua đó kiểm soát và điều tiết tốt hơn các chính sách.

Bên cạnh đó, một số chuyên gia cho rằng việc phát hành tiền điện tử sẽ giúp Trung Quốc có thêm các lựa chọn về chính sách tiền tệ. Ví dụ họ có thể áp dụng lãi suất âm dễ dàng hơn khi người dân không gửi tiền trong ngân hàng theo cách truyền thống.

Preview Thế Giới Hôn Nhân tập 8: Bà cả hùng hổ vác súng lục đến tìm tiểu tam, lần này toang thật rồi gái xinh ơi!

Vốn được dán nhãn 19+ thế nhưng đa phần khác giả của Thế Giới Hôn Nhân chỉ nghĩ phim bị giới hạn độ tuổi vì có những cảnh nóng tạo bạo đi kèm một vài phân đoạn máu me không quá ghê rợn như những gì đã diễn ra ở 7 tập đầu thế nhưng sang đến preview tập 8, nhãn 19+ mới thực sự phát huy năng lực. Trong đoạn preview ngắn, bà cả Sun Woo ( Kim Hee Ae ) bất ngờ vác một khẩu súng hùng hổ lao tới chỗ của tiểu tam và hội bạn. Chưa biết chuyện gì xảy ra nhưng với tính cách của Sun Woo, việc nổ súng là điều mà cô thực sự dám làm.

Preview tập 8 Thế Giới Hôn Nhân

Bà cả cầm súng tới tìm tiểu tam

Một số hình dịch thuật ảnh khác trong preview tập 8:

Nhà của Tae Oh bất ngờ bị ném đá

Tae Oh vẫn hạnh phúc bên tiểu tam nhưng có vẻ mối quan hệ của họ không thật sự tốt đẹp, nhất là khi Da Kyung nhắc tới con trai chồng

Một bữa tiệc của Da Kyung và hội bạn bên chồng nhưng có vẻ cô nàng không đối đãi tốt với bạn của chồng như cách mà Sun Woo vẫn làm

Bộ phim Thế Giới Hôn Nhân phát sóng lúc 21:00 giờ Việt trên JTBC mỗi thứ sáu, thứ bảy hàng tuần.

Dân Hàn "lãng quên" Lee Min Ho ngay tập 1 Quân Vương Bất Diệt vì nữ thủ tướng, lí do khiến ai cũng phải hoảng hốt?

Đúng với dự đoán về chất lượng của "con cưng" thế hệ mới của biên kịch, The King: The Eternal Monarch ( Quân Vương Bất Diệt ) đã có tập mở màn siêu xịn xò với bối cảnh lung linh, visual điên đảo của dàn diễn viên với tạo hình cực phẩm xứ Hàn. Một số từ khóa liên quan đến bộ phim leo top 10 cổng thông tin tìm kiếm Naver, lần lượt xuất hiện ở vị trí thứ 4 và thứ 9 sau khi bộ phim vừa kết thúc được khoảng 15 phút bên Hàn Quốc. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là dù không xuất hiện những cái tên đáng lẽ sẽ phải leo top như " Lee Min Ho " hay " Kim Go Eun " với sự xuất hiện có dấu ấn ngay ở tập 1, "nữ thủ tướng" Jung Eun Chae lại bất ngờ một mình một cõi, giữ vững vị trí trong top cho đến thời điểm hiện tại.

Dân Hàn lãng quên Lee Min Ho ngay tập 1 Quân Vương Bất Diệt vì nữ thủ tướng, lí do khiến ai cũng phải hoảng hốt? - Ảnh 1.

Từ khóa Jung Eun Chae liên tiếp lên xuống trong ba vị trí top đầu BXH tìm kiếm Real-time Naver.

Dân Hàn lãng quên Lee Min Ho ngay tập 1 Quân Vương Bất Diệt vì nữ thủ tướng, lí do khiến ai cũng phải hoảng hốt? - Ảnh 2.

Còn từ khóa liên quan đến bộ phim chỉ giữ vị trí trong top một khoảng thời gian ngắn trước khi hoàn toàn mất dạng ở những vị trí đầu bảng. (từ khóa liên quan đứng thứ 4 và thứ 9)

Dân Hàn lãng quên Lee Min Ho ngay tập 1 Quân Vương Bất Diệt vì nữ thủ tướng, lí do khiến ai cũng phải hoảng hốt? - Ảnh 3.

Jung Eun Chae thu hút sự chú ý đúng ngày ra mắt Quân Vương Bất Diệt lại vì lí do scandal trước giờ G.

Tại thời điểm 11h45 (giờ Hàn Quốc), Jung Eun Chae đã chễm chệ ngay top 1 Naver. Tuy nhiên, đây là tin tức chẳng hề vui với fan Quân Vương Bất Diệt vì một phần lí do nằm ở scandal trước giờ G ra mắt bom tấn. Như vậy, có thể tạm thời nhận định tập mở màn của Quân Vương Bất Diệt đã phần nào bị "lãng quên", lu mờ hơn vì scandal giữa Jung Eun Chae và nam ca sĩ họ Jung dịch thuật - được biết tới với ca khúc từng nằm trong OST chính thức của Goblin ( Yêu Tinh ). Tuy vậy, Quân Vương Bất Diệt vẫn nhận được sự chú ý lớn của các fan quốc tế. Các fan đã nhanh chóng trend các hashtag liên quan đến bộ phim bày tỏ sự ủng hộ với màn tái xuất của Lee Min Ho sau nhiều năm vắng bóng.

Dân Hàn lãng quên Lee Min Ho ngay tập 1 Quân Vương Bất Diệt vì nữ thủ tướng, lí do khiến ai cũng phải hoảng hốt? - Ảnh 4.

Các fan quốc tế liên tục đẩy trend ủng hộ màn ra mắt của Quân Vương Bất Diệt.

Hai từ khóa ủng hộ Quân Vương Bất Diệt được trend tích cực bên cạnh các từ khóa chính liên quan tới bộ phim.

Quân Vương Bất Diệt sẽ chính thức phát sóng vào 20h00 (giờ Việt Nam) thứ 6, thứ 7 hàng tuần trên kênh truyền hình SBS và Netflix với phụ đề tiếng Việt khoảng 1 tiếng sau đó.